Nguyên nhân làm amply bị ù, bị rè
Có thể nói, âm thanh là một trong những phương tiện giải trí không thể thiếu trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi sử dụng amply một khoảng thời gian dài. Chắc hẳn, amply không còn hoạt động tốt như ban đầu. Vì thế, cần tìm hiểu những nguyên nhân khiến amply hay bị rè hoặc thường xuất hiện những lỗi hư hỏng khó lường trước. Sau đây, một số nguyên nhân làm cho amply bị rè điển hình như:
Từ trường:
Trong không gian có quá nhiều từ trường sẽ khiến amply bị nhiễu và trở nên bị rè cũng dẫn đến việc sửa amply. Các từ trường là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến nguồn điện. Vì thế, sẽ làm hỏng các mạch điện, cũng như làm nhiễu các tín hiệu điện được truyền vào amply. Khi dòng điện được truyền vào không đảm bảo chất lượng sẽ làm âm thanh được khuếch đại cũng trở nên bị méo mó và biến dạng.
Dây dẫn và kết nối:
Khi sử dụng dây dẫn quá dài sẽ làm trở kháng của dây bị giảm mạnh. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tín hiệu âm thanh bị suy yếu. Đặc biệt, dây dẫn từ amply đến loa quá dài thì hiện tượng này sẽ xảy ra.
Vì thế, việc đặt loa và amply gần nhau, đồng thời rút ngắn chiều dài của dây kết nối là điều cần thiết. Bên cạnh đó, chọn những dây kết nối chất lượng cao nhằm cải thiện chất lượng đường truyền tín hiệu. Ngoài ra, việc các jack kết nối 3.5 sẽ khiến tín hiệu truyền không ổn định cũng ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Không tiếp đất cho amply:
Amply được ví như linh hồn của hệ thống âm thanh, là nơi khuếch tán xử lý tín hiệu để mang đến chất lượng âm thanh tốt nhất khi phát ra ngoài. Vì đây là một thiết bị điện với các mạch điện và linh phụ kiện rất phức tạp. Cũng như các thiết bị điện khác, amply cần được tiếp đất để giảm thiểu các dòng điện trong trường hợp quá tải hoặc các sự cố về điện bên trong.
Nếu amply không được tiếp đất, khi xảy ra sự cố thì mạch khuếch đại sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Dẫn đến việc xử lý các tín hiệu âm thanh bị trục trặc, và âm thanh sẽ bị suy yếu hoặc rất khó nghe.
Tăng phô nguồn và linh kiện
Trong một số trường hợp khi tăng phô nguồn và các linh phụ kiện nếu bị hỏng cũng ảnh hưởng đến chất lượng của âm thanh. Nếu tăng phô nguồn phát ra âm thanh ù, có thể là do một trong những linh kiện sau đây đã bị hỏng:
- Diot nguồn
- Tụ điện lọc nguồn
- Mạch âm sắc
- Dây tín hiệu bên trong amply bị đứt mass hoặc đã bị chập.
- Mạch công suất bị hỏng
Cách sửa amply bị ù, bị rè đơn giản
Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân khiến amply bị rè hoặc ù. Việc tiếp theo tìm cách sửa chữa amply bị rè, ù. Cách khắc phục những lỗi thường xuất hiện với amply, đơn giản hay phức tạp sẽ dựa vào cách bạn đã từng sử dụng hay bảo quản thiết bị như thế nào. Với một số hướng dẫn cơ bản trong cách khắc phục những lỗi amply hay thường gặp đơn giản nhất và mang lại hiệu quả cao, như sau:
- Khi amply chịu ảnh hưởng từ từ trường. Hãy di chuyển amply đến vị trí khác phù hợp. Lưu ý tuyệt đối không nên để amply gần với các vật có thể phát ra những sóng điện từ mạnh khiến amply bị rè.
- Chỗ tiếp đất cho amply tốt nhất là ngay phía mặt sau của thiết bị.
- Hãy gắn chặt các đầu jack từ loa đến amply. Nhằm để quá trình vận hành của thiết bị luôn được đảm bảo.
- Đa số, khi loa bị sôi hoặc bị rè mội người sẽ nghĩ là do loa tuy nhiên nguyên nhân cũng từ Ampli và một số thiết bị khuếch đại tín hiệu âm thanh khác như cục đẩy công suất, bộ xử lý tín hiệu số và bàn mixer.
Sửa amply và tìm hiểu về cách kết nối đầu karaoke nhanh nhất
Với thời đại công nghệ 4.0, việc xuất hiện nhiều thiết bị âm thanh trên thị trường ngày càng nhiều. Với nhiều kích thước, kiểu dáng thiết kế cũng như giá thành … là những yếu tố khiến khách hàng phải suy nghĩ khi lựa chọn. Bên cạnh đó, việc kết nối giữa thiết bị với nhau như thế nào là điều đáng quan tâm đối với một số khách hàng hiện nay. Cũng như trong cách sửa amply karaoke. Thông thường, việc kết nối đầu karaoke với amply sẽ có 2 cách kết nối, được thực hiện như sau:
Kết nối sử dụng với cặp dây dẫn tín hiệu:
Việc kết nối đầu đĩa với amply tại nhà rất đơn giản vì không đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao. Tuy nhiên, đối với cách này sẽ được áp dụng khi TV không có cổng AV out. Vì thế, tín hiệu âm thanh sẽ được kết nối trực tiếp từ đầu karaoke đến cổng Audio In của amply. Một số cách kết nối hiệu quả nhất được thực hiện như sau:
- Sử dụng cặp dây dẫn tín hiệu Composite hay còn gọi là đầu cắm bông sen. Lưu ý: dây màu trắng và màu đỏ dùng để kết nối tín hiệu âm thanh cho hai kênh trái và phải.
- Cắm song song dây màu trắng của Ampli ở AUDIO IN với đầu đĩa ở phần AV OUT.
- Cắm cổng R cũng giống như cổng L. Lưu ý hai thiết bị phải kết nối phù hợp với nhau về màu sắc.
- Khi đã hoàn thành xong việc kết nối thì hãy chạy thử đầu karaoke và amply.
Kết nối sử dụng với đầu chia tín hiệu:
Áp dụng trường hợp này, khi TV nhà bạn không có cổng AV Out, hoặc thiết bị TV đặt quá xa so với amply hay đầu karaoke.
Kết nối dây để lần lượt truyền tín hiệu Video Out sang TV. Đồng thời, truyền tín hiệu âm thanh từ đầu karaoke qua cổng Audio Out sang cả Amply và TV.
Khi sử dụng cách kết nối này, ngoài việc sử dụng dây dẫn tín hiệu Composite để truyền tín hiệu. Cần phải chuẩn bị cả 2 đầu chia tín hiệu âm thanh cho loại cổng RCA. Đầu chia tín hiệu này, có tác dụng truyền tải tín hiệu âm thanh và tín hiệu hình ảnh đến cổng AV In của TV và Audio in của Amply.
Cách tắt mở đúng chuẩn để tránh trường hợp sửa chữa amply không cần thiết
Tắt/ mở amply đúng chuẩn
Việc mở amply karaoke khá đơn giản, tuy nhiên để mở đúng cách có lẽ là một chuyện khác. Vì thế, cần phải lưu ý một số vấn đề cần thiết nhất. Và việc lưu ý sẽ giúp bạn bảo vệ an toàn cho amply cũng như làm tăng tuổi thọ cho thiết bị. Ngược lại, có thể sẽ làm amply bị hỏng một cách đáng tiếc và việc sửa amply là điều hiển nhiên.
+ Amply khi đã trong trạng thái sẵn sàng để khuếch đại mọi tín hiệu nó nhận được. Việc amply khuếch đại tín hiệu xung điện của việc tắt/bật đầu CD, DAC hay pre-ampc là điều không cần thiết. Vì đó là cách khiến củ loa bị hỏng.
+ Hãy bật amply sau cùng khi mọi xung điện từ việc bật các thiết bị khác đã chấm dứt. Hãy tắt amply đầu tiên, vì khi amply đã tắt thì các xung điện xảy ra do tắt các thiết bị khác sẽ không bị khuếch đại ra loa.
+ Nguyên tắc quan trọng nếu dùng các thiết bị đèn. Nếu sử dụng một thiết bị đèn ở đầu vào, phải chờ ít nhất 1 phút khi đã bật đèn rồi mới bật amply.
+ Một số thiết bị đèn có cơ chế ngắt tín hiệu ra khoảng 1 phút cho đến khi thiết bị đạt điện thế ổn định. Để đảm bảo an toàn, phải đợi khi thiết bị ra khỏi trạng thái cân trước khi bật amply.
Tham khảo về cách sử dụng các nút điều khiển của Amply
Trước khi bắt đầu vào việc sửa amply, chắc hẳn các bạn phải biết cách sử dụng các nút điều khiển cũng như chức năng hoạt động của từng nút. Tuy nhiên, việc sử dụng các nút đấy như thế nào. Để đảm bảo thiết bị hoạt động một cách tốt nhất là điều đáng quan tâm. Ngược lại, nếu không biết cách sử dụng sẽ khiến thiết bị mau hư hỏng dẫn đến phải tốn tiền sửa chữa amply. Vậy, Cùng tìm hiểu về các nút điều khiển của amply như sau:
- On/Off: Nút được dùng để Bật/Tắt nguồn điện của Amply.
- Phones: Là lỗ cắm dành cho tai nghe.
- Speakers: Nút và bật tắt 2 trạm loa A và B.
- Bass: Nút để điều chỉnh nguồn âm thanh trầm.
- Treble: Nút để điều chỉnh nguồn âm thanh bổng.
- Loudess: Nút có chức năng bù âm thanh trầm ở mức âm lượng nhỏ.
- Balance: Nút giữ vai trò chỉnh cân bằng âm thanh cho kênh trái và kênh phải.
- Volume: Nút được sử dụng để điều chỉnh âm thanh lớn – nhỏ.
- Sound Direct: Nút Bật/Tắt các tính năng cho phép phát âm thanh trực tiếp mà không qua bộ điều chỉnh âm sắc.
- Rec Out Selector: Nút có nhiệm vụ lựa chọn tín hiệu từ một trong các cổng vào, để cho ra cổng kết nối với thiết bị thu âm.
- Input Selector: Nút có nhiệm vụ lựa chọn nguồn tín hiệu từ một trong các cổng tín hiệu nguồn vào để khuếch âm.